Giếng tiếp địa là lỗ giếng được đào sâu xuống đất (thường từ 10 – 20m hoặc hơn) để chôn hoặc thả cọc tiếp địa xuống sâu dưới đất, nhằm đạt được điện trở nối đất thấp hơn, đặc biệt trong những khu vực có địa chất khô, đá, hoặc điện trở suất cao.
Giếng tiếp địa là một phương án thi công tiếp địa yêu cầu điện trở rất thấp như trạm biến áp, tiếp địa điện nhẹ tòa nhà, tiếp địa trung tâm dữ liệu,…
Mục đích của khoan giếng tiếp địa:
-
Hạ thấp điện trở tiếp địa trong những nơi đất có điện trở suất cao
-
Đáp ứng yêu cầu điện trở tiếp địa < 1Ω hoặc thấp hơn
-
Thay thế cho bãi tiếp địa phải đóng nhiều cọc tiếp địa trong không gian hẹp
Biện pháp thi công khoan giếng tiếp địa
-
Khoan giếng: Sử dụng máy khoan chuyên dụng hoặc khoan tay để khoan giếng (đường kính khoảng 110–125 mm, sâu 10 - 30 m)
-
Thả cọc tiếp địa: Hàn hóa nhiệt cọc tiếp địa với dây cáp đồng trần rồi thả cọc xuống giếng. Có thể nối nhiều cọc tiếp địa vào nhau để tăng độ dài cọc.
-
Đổ hóa chất giảm điện trở đất: Đổ hóa chất GEM vào giếng để tăng khả năng tiếp xúc giữa cọc tiếp địa và đất.
-
Kiểm tra và nghiệm thu: Đo điện trở của hệ thống tiếp địa để đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Chi phí khoan giếng tiếp địa
Chi phí khoan giếng tiếp địa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Số lượng giếng, độ sâu giếng, địa chất khu vực khoan giếng, địa hình địa điểm cần khoan,... Dưới đây là giá tham khảo:
-
Khoan giếng máy (20-30m): 3 - 6 triệu/giếng
-
Khoan giếng tay (10-15m): 1,5 - 2,5 triệu/giếng
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn thi công hệ thống tiếp địa chống giật, tiếp địa nối mát
Một số hình ảnh thi công khoan giếng tiếp địa
Khoan giếng tiếp địa trại chăn nuôi Hòa Phát
Hàn hóa nhiệt cọc tiếp địa với cáp đồng trần trước khi thả xuống giếng
Thả cọc tiếp địa xuống lỗ khoan tiếp địa
Thả cáp đồng trần xuống giếng tiếp địa
Đổ bột gem giảm điện trở xuống lỗ khoan tiếp địa