Quy trình thi công một hệ thống chống sét gồm các bước cơ bản sau:
1. Khảo sát và lập kế hoạch
-
Xác định yêu cầu chống sét của công trình, kích thước, chiều cao,…
-
Khảo sát mặt bằng, điều kiện địa chất để thiết kế hệ thống tiếp địa phù hợp.
-
Lựa chọn thiết bị, vật tư chống sét theo tiêu chuẩn.
2. Chuẩn bị vật tư và thiết bị
-
Kim thu sét
-
Dây cáp thoát sét
-
Cọc tiếp địa.
-
Kẹp tiếp địa hoặc thuốc hàn hóa nhiệt
-
Hóa chất giảm điện trở (nếu cần).
-
Dụng cụ thi công: Khuôn hàn hóa nhiệt, đồng đo điện trở, búa, kìm, máy khoan,…
3. Thi công hệ thống tiếp địa
-
Đào rãnh tiếp địa: Chiều sâu 0.6m - 1.2m, rộng 30-50cm theo thiết kế.
-
Đóng cọc tiếp địa: Dùng cọc thép mạ đồng hoặc đồng nguyên chất dài 2.4m, đóng sâu vào đất.
-
Liên kết cọc tiếp địa: Hàn hóa nhiệt hoặc kẹp đồng để đảm bảo kết nối chắc chắn.
-
Đo điện trở tiếp địa: Yêu cầu điện trở phải <10Ω. Nếu lớn hơn, đổ thêm hóa chất giảm điện trở GEM hoặc bổ sung thêm cọc.
-
Lấp đất hoàn trả: Lấp đất theo từng lớp, đầm chặt để ổn định tiếp địa.
4. Lắp đặt đi dây thoát sét
-
Lắp đặt đi dây thoát sét: Dùng cáp đồng trần hoặc cáp đồng bọc pvc, đi theo đường ngắn nhất xuống hệ thống tiếp địa.
-
Cố định dây thoát sét: Dùng kẹp giữ, cách nhau khoảng 1 - 1.5m hoặc đi trong ống nhựa PVC.
5. Lắp đặt kim thu sét
-
Chọn vị trí lắp đặt: Điểm cao nhất của công trình (nóc nhà, mái nhà, mái tum, trụ tháp...).
-
Cố định kim thu sét: Lắp chắc chắn vào cột trụ đỡ bằng bulong hoặc hàn.
-
Kết nối với dây thoát sét: Đảm bảo tiếp xúc tốt, giảm điện trở tiếp xúc.
6. Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống
-
Đo kiểm tra điện trở tiếp địa, đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
-
Kiểm tra toàn bộ hệ thống để phát hiện lỗi (mối hàn, kẹp nối, độ bền kim thu...).
-
Lập hồ sơ nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư.