Cách làm chống sét đơn giản cho nhà ở, nhà dân dụng

Hệ thống chống sét giúp bảo vệ nhà cửa và thiết bị điện trong nhà khỏi nguy cơ hư hại do sét đánh. Dưới đây là cách làm chống sét đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm cho nhà ở dân dụng.

1. Chuẩn bị vật tư chống sét

Hệ thống chống sét cổ điển cho nhà ở

2. Các bước lắp đặt hệ thống chống sét

Bước 1: Thi công hệ thống tiếp địa (bãi tiếp địa)

  • Chọn vị trí đất mềm, ẩm và thấp nhất để đóng cọc tiếp địa (thường dưới móng nhà, đáy bể nước ngầm hoặc bể phốt).
  • Đóng 3 – 4 cọc tiếp địa xuống đất sâu từ 1.5 – 3m (nếu đất khô, cần thêm cọc).
  • Nối dây dẫn sét với cọc tiếp địa bằng kẹp đồng tiếp địa hoặc mối hàn hóa nhiệt.
  • Kiểm tra điện trở đất (<10Ω, tốt nhất <5Ω). Nếu cao, có thể đóng thêm cọc tiếp địa hoặc dùng hóa chất giảm điện trở đất GEM.

Làm bãi tiếp địa

Bước 2: Lắp đặt kim thu sét

  • Lắp đặt kim thu sét ở vị trí cao nhất của ngôi nhà (nóc nhà, đỉnh mái nhà, đỉnh tum,….).

  • Cố định chắc chắn kim thu sét bằng cột trụ ống thép mạ kẽm hoặc ống Inox.

  • Đảm bảo kim thu sét cao hơn khu vực cần bảo vệ ít nhất 1.5m.

Bước 3: Đi dây dẫn thoát sét

  • Dây tiếp địa đi từ kim thu sét xuống bãi tiếp địa theo đường ngắn nhất.
  • Hạn chế uốn cong dây, nếu bắt buộc phải uốn, bán kính cong >20cm.
  • Cố định dây tiếp địa vào tường bằng kẹp hoặc đi âm tường hoặc đi trong ống nhựa pvc.

​​​​​​​Lắp kim thu sét và đi dây dẫn thoát sét​​​​​​​

3. Dự toán chi phí

  • Kim thu sét:             650.000 – 3.100.000

  • Dây đồng tiếp địa:   2.600.000 – 3.000.000

  • Cọc tiếp địa:            600.000 – 800.000

  • Tổng chi phí:         4 - 7 triệu đồng

4. Các lưu ý khi lắp đặt chống sét

  • Kiểm tra điện trở tiếp đất ít nhất 1 lần/năm.
  • Không nối dây dẫn thoát sét vào hệ thống điện hoặc đường ống nước.
  • Nếu khu vực thường xuyên có nhiều sét, nên dùng hệ thống chống sét hiện đại hơn và lắp đặt thêm HT chống sét lan truyền.